Khoá Thiền Cơ Bản (Meditation Quest)

Khoá Thiền Cơ Bản (Meditation Quest)

Sẽ đến một thời điểm nào đó trong cuộc đời khi tất cả sự thành công của chúng ta trên thế gian không còn thỏa mãn được chúng ta nữa và chúng ta bắt đầu tìm kiếm một sự tồn tại nào đó tròn đầy và ý nghĩa hơn. Chúng ta khao khát hướng tới những điều chúng ta chưa biết và chúng ta mong ước nhận thức được các cõi giới nằm ngoài những kinh nghiệm hiểu biết về thế giới trần tục thông thường.

Read More

Trường Morya Federation

Trường Morya Federation

Liên đoàn Morya Federation là một Trường Nội môn quốc tế có các giảng viên và sinh viên đại diện cho hơn 25 quốc gia ở Bắc và Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Âu, Đông Nam Á, Úc và New Zealand. Khuôn viên của chúng tôi nằm trên Internet, nơi sinh viên có thể truy cập tất cả các nguồn tài nguyên cần thiết để học tập thành công và trải nghiệm Tinh Thần bổ ích. Chúng tôi cung cấp nhiều chương trình phù hợp với sinh viên ở nhiều cấp độ chuyên môn khác nhau và tuỳ theo thời gian mà cá nhân sẵn có.

Read More

Chân Sư D.K (The Tibetan)

Chân Sư D.K (The Tibetan)

Trong tháng Mười Một năm 1919, tôi tiếp xúc với A.A.B. (Alice A. Bailey) và yêu cầu bà giúp tôi bằng cách viết ra cũng như lo việc xuất bản một số sách — theo trình tự phổ truyền chân lý — đã đến lúc cần được cho ra. Lập tức bà từ chối, vì bà không hề có thiện cảm với những cái gọi là các tác phẩm huyền bí đang tràn ngập, chúng được đưa ra cho công chúng từ nhiều nhóm huyền bí khác nhau,

Read More

Tấm Thảm của Thượng Đế – Tập I – Phần I – Các nhánh Cung

Các Nhánh Cung
Nhiều học viên thường thắc mắc tại sao nhiều người có bản tính hoàn toàn đối lập lại được thấy ở trong cùng một cung. Ví dụ, có thể nào những triết gia trừu tượng vĩ đại (như Einstein) và những vị tổng giám đốc điều hành tầm cỡ (như J.P Morgan hay John D. Rockerfeller) đều được quy định chủ yếu bởi cung ba? Từ một số phát biểu và gợi ý của Chân sư Tây Tạng, cũng như từ những kết luận của tiến sĩ Roberto Assagioli trong cuốn sách Phân loại tâm lý tổng hợp của ông, và từ những bằng chứng thực tế mà Viện Nghiên Cứu Bảy Cung đã thu thập thông qua một công cụ phân tích được gọi là Hồ sơ đặc tính cá nhân, điều rõ ràng là mỗi cung có thể được chia làm hai (và có thể là ba) loại nhỏ.

Tấm Thảm của Thượng Đế – Tập I – Phần I – Cung 7

CUNG 7
Cung Trật tự và Nghi lễ Huyền Thuật

Cung bảy được gọi là “Loại năng lượng tạo ra trật tự” (Sự Hiển Lộ của Thánh Đoàn, trang 646). Tạo ra trật tự là sắp xếp tất cả các phần tử trong tổng thể một cách thông minh và có thứ bậc. Sự sắp xếp theo thứ bậc đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến giá trị chức năng của mỗi phần tử và sự định vị lý tưởng của nó trong mối quan hệ với tất cả các phần tử khác—một định vị sẽ nâng cao giá trị chức năng của nó.

Tấm Thảm của Thượng Đế – Tập I – Phần I – Cung 6

CUNG 6
Cung của Sùng kính và Chủ Nghĩa Lý Tưởng Trừu Tượng

Chủ nghĩa lý tưởng siêu việt: Từ “idea” (ý tưởng) có nguồn gốc từ “idein” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “nhìn thấy” (và gợi ý cả sự hiện diện của “I” (tôi) và “eye” (mắt)). Hai định nghĩa đầu tiên về “Ý tưởng” được tìm thấy trong Từ điển Đại học Mới của Webster là như sau: “một thực thể siêu việt là một khuôn mẫu thực sự của những thứ hiện tồn vốn là những đại diện không hoàn hảo của nó: một tiêu chuẩn của sự hoàn hảo

Tấm Thảm của Thượng Đế – Tập I – Phần I – Cung 5

Cung Năm
Cung của Tri Thức và Khoa Học Cụ Thể

Khả năng suy nghĩ và hoạt động khoa học: Chữ khoa học bắt nguồn từ gốc Latinh “Scientia” hoặc “kiến thức”, và “sciens”, “có kiến thức”. Gốc này gần giống với từ “scindere”, “để cắt”. Điều được gợi ý ở đây là việc cắt, quá trình hiểu thấu hoặc phân tích của trí óc dẫn đến kiến thức thực sự, tức là kiến thức khoa học.

Webinar Giới thiệu Minh Triết Thiêng Liêng

Minh Triết Thiêng Liêng (the Ageless Wisdom) còn được gọi là Minh Triết Bí Truyền hay Triết học Nội môn (Esoteric Philosophy), Huyền linh học (occultism). Triết học nội môn nghiên cứu khía cạnh tinh thần của cuộc sống, những quy luật tự nhiên, lịch sử nhân loại, vũ trụ học, các cõi giới và con người, minh triết từ

Rudolf Steiner

KHẢO SÁT CẤU TRÚC CUNG VÀ LÁ SỐ CHIÊM TINH CỦA RUDOLF STEINER

Giới thiệu: Đây là tiểu luận cuối khoá học Great Quest của một học viên, trình bày hồ sơ nội môn về một nhân vật nổi tiếng, ở đây là Rudolf Steiner. Chúng tôi giới thiệu lên đây để độc giả có một hình dung về chương trình học của Trường Morya Federation. Những nhận định về cấu trúc cung của nhân vật và giải thích chiêm tinh hoàn toàn là những nhận định giả thiết của học viên, và không có “đúng hay sai” ở đây. Học viên Great Quest sẽ học cách phân tích lá số chiêm tinh theo quan điểm nội môn cùng cấu trúc cung của mình, làm cơ sở để rèn luyện bản thân, để “know ourselves” nhiều hơn. 

Tấm Thảm của Thượng Đế – Tập I – Phần I – Cung 4

Tên của cung bốn là “Cung Hài hòa Thông qua Xung đột.” Nó có lẽ là cái tên gắn liền với cung khác thường nhất, và mô tả một cách rõ ràng tuyệt vời quá trình tâm lý đặc trưng nhất của các cá nhân ở trên cung bốn.

Ở đây, chúng ta không bàn đến riêng quá trình xung đột. Tất cả các thành viên của giới nhân loại ít nhiều liên tục bị lôi kéo vào xung đột. Nhân loại, bản thân nó, là một giới của tự nhiên, theo Giáo lý Minh Triết Ngàn đời, phải chịu nhiều xung đột hơn bất kỳ giới nào khác. Ngoài ra, sự sống trên Trái đất là một quá trình xung đột liên tục, kéo qua và kéo lại liên tục. Biểu tượng cho Trái đất là một chữ thập nằm trong một vòng tròn. Theo một quan điểm, thập giá là biểu tượng của sự thống khổ từ xung đột — thập giá-kéo, và thập giá-mục đích vốn xé toạc sự toàn vẹn của bất kỳ sự sống nào và khiến nó đau khổ.

Tái Sinh — Phụ Lục: Các Kiếp Sống của Erato

Phần Phụ Lục của quyển Tái Sinh, viết về các kiếp sống của Erato (John Varley) trích từ tác phẩm của C.W Leadbeater.

Sau khi một người đã chấp nhận ý tưởng tái sinh, rằng linh hồn sẽ tiếp tục trở lại hết lần này sang lần khác trên Trái Đất, một câu hỏi không tránh khỏi sẽ nảy sinh: “Thế tất cả điều này kết thúc ra sao?” Câu trả lời được đưa ra bởi các triết gia Phương Đông là Sự Giải thoát, hoặc là sự tự do cuối cùng khỏi những lần tái sinh. Trong bản ghi lại về các lần tái sinh của rất nhiều linh hồn khác nhau trong loạt bài về “Các kiếp sống” này, một sự chỉ dẫn khác được đưa ra về mục đích của sự tái sinh.

Tái Sinh — Chương 9-12

Đây là ba chương cuối cùng của quyển sách (ngoại trừ phụ lục nói về các kiếp sống của Erato). Khi khép lại quyển sách, những gì đọng lại trong chúng ta có lẽ là lời kết của quyển sách:
“Khi chúng ta hiểu được điều gì đó về luật Karrma…Khi chúng ta cảm nhận được quá trình tái sinh vĩ đại… chúng ta cũng bắt đầu hiểu rõ giá trị của sự bất tử… thì câu chuyện lãng mạn của quá khứ bắt đầu lay động từ sâu thẳm trong chúng ta.

Tấm Thảm Của Thượng Đế – Tập I – Phần I – Cung 3

Những đặc điểm của cung 3, Cung của Thông Tuệ Linh Hoạt.
“Khả năng tư duy trừu tượng: Trừu tượng hóa là một trong những chức năng chủ yếu của thể trí. Một sự trừu tượng là một khái quát hóa từ cái cụ thể. Trừu tượng hóa là một chức năng trí tuệ cho phép thể trí cảm nhận được những tương đồng giữa các chi tiết riêng biệt. Mặc dù trừu tượng hoá không phải là những miêu tả trung thực của thực tại, chúng hoàn toàn cần thiết nếu con người muốn liên hệ một cách thông minh và hiệu quả với môi trường của mình.”