Khoá Thiền Cơ Bản (Meditation Quest)

Khoá Thiền Cơ Bản (Meditation Quest)

Sẽ đến một thời điểm nào đó trong cuộc đời khi tất cả sự thành công của chúng ta trên thế gian không còn thỏa mãn được chúng ta nữa và chúng ta bắt đầu tìm kiếm một sự tồn tại nào đó tròn đầy và ý nghĩa hơn. Chúng ta khao khát hướng tới những điều chúng ta chưa biết và chúng ta mong ước nhận thức được các cõi giới nằm ngoài những kinh nghiệm hiểu biết về thế giới trần tục thông thường.

Read More

Trường Morya Federation

Trường Morya Federation

Liên đoàn Morya Federation là một Trường Nội môn quốc tế có các giảng viên và sinh viên đại diện cho hơn 25 quốc gia ở Bắc và Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Âu, Đông Nam Á, Úc và New Zealand. Khuôn viên của chúng tôi nằm trên Internet, nơi sinh viên có thể truy cập tất cả các nguồn tài nguyên cần thiết để học tập thành công và trải nghiệm Tinh Thần bổ ích. Chúng tôi cung cấp nhiều chương trình phù hợp với sinh viên ở nhiều cấp độ chuyên môn khác nhau và tuỳ theo thời gian mà cá nhân sẵn có.

Read More

Chân Sư D.K (The Tibetan)

Chân Sư D.K (The Tibetan)

Trong tháng Mười Một năm 1919, tôi tiếp xúc với A.A.B. (Alice A. Bailey) và yêu cầu bà giúp tôi bằng cách viết ra cũng như lo việc xuất bản một số sách — theo trình tự phổ truyền chân lý — đã đến lúc cần được cho ra. Lập tức bà từ chối, vì bà không hề có thiện cảm với những cái gọi là các tác phẩm huyền bí đang tràn ngập, chúng được đưa ra cho công chúng từ nhiều nhóm huyền bí khác nhau,

Read More

Nhân mùa Vu Lan nghĩ về lòng biết ơn

Biết ơn những người đã giúp đỡ, cưu mang, hay giáo dục, dạy dỗ mình là một truyền thống tốt đẹp hằng ngàn năm nay của người Phương Đông, nhất là các quốc gia chịu ảnh hưởng sâu đậm của Triết lý Khổng giáo. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”–“một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” — là câu châm ngôn từng ăn sâu vào tâm thức của bao nhiêu thế hệ người Việt. Cách đây vài ba chục năm, trẻ con khi gặp người lớn phải khoanh hai tay trước mặt, gập người chào lễ phép… Tiếc thay, những truyền thống đó đã gần như mai một dần. Lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô, ông bà không còn nữa, thay vào đó là những chuyện phi đạo lý xảy ra hằng ngày trên mặt báo chí, những chuyện tưởng chừng như chỉ có thể xảy ra trong thế giới của loài vật lại nhan nhãn hiển hiện trong đời sống hiện nay.

Luân xa (Chakras) – Phần II – Tổng quan về các luân xa (tt)

Chakra trong tiếng Phạn nghĩa là bánh xe quay, hay luân xa. Trong quyển The Chakras, Ông Leadbeater giải thích như sau:

Chakras hay Trung tâm lực là những điểm giao tiếp mà tại đó năng lượng chảy từ một khí thể nầy đến một khí thể khác. Bất kỳ ai có chút ít nhãn thông đều có thể dễ dàng thấy chúng trong thể dĩ thái, trông chúng giống như những dòng xoáy năng lượng, bề mặt lõm vào giống như một cái đĩa.

Luân xa (Chakras) – Phần I – Tổng quan

Có lẽ chưa bao giờ trên mạng internet và trong xã hội phong trào thiền để mở luân xa lại phát triển rầm rộ như hiện nay. Thử gõ “mở luân xa” vào google ta sẽ thấy vô số thông tin liên quan. Cách đây hơn thế kỷ, những tài liệu đầu tiên về hệ thống luân xa (chakras) đươc phổ biến trong thế giới Tây phương chỉ là một vài quyển sách, hoặc là dịch từ những cổ thư của Ấn độ hoặc Tây tạng, hoặc do các nhà Huyền bí học viết ra từ những khảo cứu của bản thân mình. Trong giới Thần triết học chỉ có Ông C.W. Leadbeater viết quyển The Chakras, còn bà H.P. Blavatsky gần như không nhắc gì đến hệ thống Chakras trong các sách của mình trừ trong một số tài liệu huấn luyện của trường Bí Giáo (Esoteric Section)….

Tôi tin – I believe của Lobsang Rampa

Website www.minhtrietmoi.org vừa nhận được bản dịch Tôi tin (nguyên tác I believe của Lobsang Rampa), do gia đình Emil Group dịch. Xin giới thiệu  với các bạn đã yêu thích Tây tạng huyền bí một tác phẩm khác của Lobsang Rampa. Trong cuốn sách này Bác sĩ Rampa nói về một người tự sát, chính xác những gì sẽ xảy ra, và họ sẽ phải trả như thế nào món nợ mà nó có thể trải dài qua nhiều kiếp sống – mỗi một lần điều kiện sẽ trở nên càng khó khăn hơn nếu họ không học hỏi từ những sai lầm của họ. Bất cứ ai dự tính tự tử nên đọc điều này trước khi hành động quyết liệt như vậy. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra cái nhìn về Thượng Đế từ những quan điểm khác nhau, về Phong trào Giải phóng Phụ nữ, nơi phụ nữ bắt đầu đi sai đường.

Ý nghĩa huyền linh của tiền bạc

Một trong những thử thách lớn nhất mà một người bước vào con đường đệ tử tập sự phải đối mặt là thái độ của y đối với tiền bạc và cách mà y hành xử với cái mà mọi người đều tìm kiếm để thỏa mãn dục vọng của mình. Chỉ khi nào y không mong cầu điều gì cho riêng y cả thì y mới mong nhận được của cải giàu sang và trở thành người ban phát tài nguyên của vũ trụ. Bằng ngược lại, tiền bạc càng nhiều thì càng mang đến khổ đau, phiền muộn, bất mãn, và lạm dụng.

Lobsang Rampa và tác phẩm “Tây Tạng huyền bí” (The Third Eye).

Nguyễn Hữu Kiệt dịch quyển The Third Eye sang tiếng Việt dưới tựa đề Tây Tạng huyền bí và xuất bản tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Sau đó nó trở thành best seller, giống như đã xảy ra khắp thế giới kể từ khi nó xuất bản lần đầu tại Anh tháng 11 năm 1956. Kể từ năm 1975 đến nay quyển sách đã được tái bản nhiều lần tại Việt Nam cũng như được phổ biến rộng rãi trên mạng internet dưới dạng sách điện tử, và luôn luôn đứng đầu trong các quyển sách được người đọc sách tâm linh tìm đọc. Quyển sách cung cấp nhiều chi tiết hấp dẫn về xứ sở Tây Tạng, đời sống trong Lạt Ma Viện, tín ngưỡng Phật giáo Tây Tạng, chuyện huyền bí về Thần nhãn… Nhưng thật ít ai tại Việt Nam biết rằng tác giả thật của nó không phải là một vị Lạt ma Tây Tạng dưới tên gọi Lâm Bá (Lobsang Rampa) mà là một người Anh tên thật là Cyril Henry Hoskins, sinh năm 1910 tại Plympton, Devon, Anh Quốc.

Annie Besant

Annie Besant là một người phụ nữ đặc biệt. Bà đã hoàn thành sự nghiệp của mình một cách xuất sắc trong nhiều lãnh vực một cách đáng ngạc nhiên. Đối với người học đạo Bà được biết đến nhiều nhất như là Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học thế giới từ năm 1907 đến năm 1933 là năm bà chết, và như là tác giả của nhiều quyển sách tuyệt vời về Thông Thiên học. Nhưng bà chỉ đến với Hội Thần Triết khi bà đã được 42 tuổi, khi Bà đã nổi tiếng như là một nhà tư tưởng tự do, một người theo học thuyết Xã hội chủ nghĩa Fabian, một nhà lãnh đạo lao động đình công, thành viên Ban Quản trị Trường London, và là ngưởi tranh đấu mạnh mẽ cho Nữ quyền. Ở bất kỳ lãnh vực nào bà cũng luôn xuất sắc với vai trò của mình; Bà là một nhà báo sung sức và một nhà hùng biện vĩ đại. Bà luôn luôn quan tâm đến những vấn đề chính trị và xã hội. Năng lực hoạt động mạnh mẽ của Bà trong nhiều lãnh vực khác nhau là kết quả của sự hội tụ nhiều Cung khác nhau trong con người Bà…

Krishnamurti và hội Theosophia

Krishnamurti có lẽ là một trường hợp đặc biệt đối với hội Theosophia. Ông được C.W. Leadbeater phát hiện khi còn là đứa bé ốm yếu bệnh tật, được bà Annie Besant nhận nuôi dưỡng và giáo dục, và Krishnamurti vẫn xem là là mẹ nuôi của mình, Chính bà A. Besant và Ông C.W. Leadbeater công bố ông sẽ trở thành hiện thân (vehicle) của đức Christ khi Ngài giáng lâm trong thế kỷ 20. Tất cả mọi việc đều được sắp đặt để chuẩn bị cho việc trọng đại đó. Hội Theosophia đã thành lập Hội Ngôi Sao Phương Đông do Krishnamurti làm chủ tịch…

Mantram

Các mantram hay còn gọi là thần chú rất thông dụng trong các tôn giáo. Trong Phật giáo ta có chú Đại bi, và vô số chú khác. Câu thần chú căn bản của Phật giáo “Án mani bát dị hồng” là phiên âm Hán Việt của mantram “Om Mani Padme Hum”. Khi phiên âm một mantram ta chỉ còn giữ lại cái vỏ của nó, phần hồn đã mất. Do đó có thể nói hiệu lực của mantram gần như không còn…

Trong các sách của đức D.K Ngài đưa ra rất nhiều mantram cổ xưa được Ngài phiên dịch sang Anh ngữ để dạy cho các đệ tử. Khi chuyển thể như thế Ngài cốt giữ lại phần tinh tuý hiệu quả nhất của chúng. Nhưng đó cũng là những mantram rất đẹp, chuẩn mực. Thành ra khi sử dụng các mantram nầy, nếu được bạn nên sử dụng nguyên tác bằng Anh ngữ. Còn khi dịch sang tiếng Việt rất khó giữ được vẻ đẹp của mantram. Sau đây là bài lược dịch phần nói về mantram trong sách Letters on Occult Meditation của Ngài nhằm giúp các bạn hiểu thêm về mantram.