Annie Besant

Annie Besant là một người phụ nữ đặc biệt. Bà đã hoàn thành sự nghiệp của mình một cách xuất sắc trong nhiều lãnh vực một cách đáng ngạc nhiên. Đối với người học đạo Bà được biết đến nhiều nhất như là Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học thế giới từ năm 1907 đến năm 1933 là năm bà chết, và như là tác giả của nhiều quyển sách tuyệt vời về Thông Thiên học. Nhưng bà chỉ đến với Hội Thần Triết khi bà đã được 42 tuổi, khi Bà đã nổi tiếng như là một nhà tư tưởng tự do, một người theo học thuyết Xã hội chủ nghĩa Fabian, một nhà lãnh đạo lao động đình công, thành viên Ban Quản trị Trường London, và là ngưởi tranh đấu mạnh mẽ cho Nữ quyền. Ở bất kỳ lãnh vực nào bà cũng luôn xuất sắc với vai trò của mình; Bà là một nhà báo sung sức và một nhà hùng biện vĩ đại. Bà luôn luôn quan tâm đến những vấn đề chính trị và xã hội. Năng lực hoạt động mạnh mẽ của Bà trong nhiều lãnh vực khác nhau là kết quả của sự hội tụ nhiều Cung khác nhau trong con người Bà…

Krishnamurti và hội Theosophia

Krishnamurti có lẽ là một trường hợp đặc biệt đối với hội Theosophia. Ông được C.W. Leadbeater phát hiện khi còn là đứa bé ốm yếu bệnh tật, được bà Annie Besant nhận nuôi dưỡng và giáo dục, và Krishnamurti vẫn xem là là mẹ nuôi của mình, Chính bà A. Besant và Ông C.W. Leadbeater công bố ông sẽ trở thành hiện thân (vehicle) của đức Christ khi Ngài giáng lâm trong thế kỷ 20. Tất cả mọi việc đều được sắp đặt để chuẩn bị cho việc trọng đại đó. Hội Theosophia đã thành lập Hội Ngôi Sao Phương Đông do Krishnamurti làm chủ tịch…

Mantram

Các mantram hay còn gọi là thần chú rất thông dụng trong các tôn giáo. Trong Phật giáo ta có chú Đại bi, và vô số chú khác. Câu thần chú căn bản của Phật giáo “Án mani bát dị hồng” là phiên âm Hán Việt của mantram “Om Mani Padme Hum”. Khi phiên âm một mantram ta chỉ còn giữ lại cái vỏ của nó, phần hồn đã mất. Do đó có thể nói hiệu lực của mantram gần như không còn…

Trong các sách của đức D.K Ngài đưa ra rất nhiều mantram cổ xưa được Ngài phiên dịch sang Anh ngữ để dạy cho các đệ tử. Khi chuyển thể như thế Ngài cốt giữ lại phần tinh tuý hiệu quả nhất của chúng. Nhưng đó cũng là những mantram rất đẹp, chuẩn mực. Thành ra khi sử dụng các mantram nầy, nếu được bạn nên sử dụng nguyên tác bằng Anh ngữ. Còn khi dịch sang tiếng Việt rất khó giữ được vẻ đẹp của mantram. Sau đây là bài lược dịch phần nói về mantram trong sách Letters on Occult Meditation của Ngài nhằm giúp các bạn hiểu thêm về mantram.

Tính phân biện và đức tin

Hội viên hội Theosophia đều thuộc như nằm lòng bốn đức tính căn bản của người học đạo được Krishnamurti nêu ra trong quyển Dưới chân Thầy, đó là:

Tính phân biện (Discrimination)
Hạnh vô dục (Desirelessness)
Hạnh kiểm tốt (Good conduct)
Lòng từ ái (Love)
trong đó tính phân biện được xếp đứng đầu, điều đó nói lên tầm quan trọng của tính phân biện…

C.W. Leadbeater

Có lẽ trong các nhà Thần Triết (Theosphist) nổi tiếng cuối thế kỳ 19 và đầu thế kỷ 20 C.W. Leadbeater là người gây tranh cãi nhiều nhất. Tôn sùng Ông như bậc Thánh nhân, một bậc đạo đức cao cả (thậm chí xem ông như một bậc La Hán – Arhat) cũng có, nhưng ngược lại xem Ông như một psychic, và những gì Ông viết ra điều sai lạc cũng không phải là ít. Và có người thắc mắc: như vậy sách của Ông có cần phải phổ biến trong thế kỷ 21 nầy hay không? …

Đường đạo trong kỷ nguyên mới quyển I – Nguyễn Hữu Kiệt dịch

Bản dịch “Đường đạo trong kỷ nguyên mới” quyển I do dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt dịch vào những năm 1976-1977 và được đánh máy phổ biến hạn chế trong vòng hội viên quen biết của hội Theosophia Việt Nam. Những người yêu thích Minh triết Thiêng Liêng lại một lần nữa cám ơn Ông vì những gì Ông đã làm: chuyển tải các tác phẩm Huyền môn nổi tiếng của thế giới sang tiếng Việt, với một lối dịch thanh thoát, khúc triết.

Cập nhật tài liệu tháng 3/2013

Tây phương huyền bí – Zanoni – Nguyễn Hữu Kiệt dịch Con đường lành bệnh – H.K. Challoner – Thanh Thiên dịch Vòng tái sinh – H.K. Challoner – Thanh Thiên dịch Các tác phẩm Theosophia bằng tiếng Anh của các tác giả H.P. Blavatsky, C.W. Leadbeater, Annie Besant, Jinaradasa, Arthur E. Powell