Ponder on this ─ Hãy suy gẫm về điều nầy

“Ponder on this” là câu đức DK thường sử dụng trong các sách của mình để lưu ý người đọc hãy suy gẫm để hiểu được những ý nghĩa thâm sâu đằng sau những câu nói của Ngài. Thống kê có tất cả 323 lần mà Ngài sử dụng câu nói trên trong 18 quyển sách của Ngài. Đó những trường hợp Ngài trực tiếp lưu ý người đọc nên suy gẫm.

Đọc sách của đức DK có khó không, và đọc như thế nào?

Bản thân bà Alice A. Bailey viết rằng nhiều người lầm tưởng Bà có thể hiểu hết tất cả những gì mà đức DK viết thông qua Bà. Sự thực không phải như vậy. Bà chỉ là là người viết lại những gì mà đức DK truyền đạt thông qua Bà, và có nhiều điều Ngài dạy mà Bà cũng chưa hiểu. Thí dụ như về Chiêm tinh học nội môn, Bà hoàn toàn không biết (như lời đức DK nói trong phần viết về các tác phẩm của mình). Đức DK cũng nói Ngài viết sách không phải cho thế hệ hiện tại (1925-1950) mà Ngài viết cho tương lai, và chỉ có các bậc điểm đạo đồ khả dĩ hiểu được phần nào những gì Ngài viết:

Về vấn đề dịch sách Huyền linh học

Bạn đọc người Việt yêu thích tâm linh hằng mong ước được đọc những bản dịch của các tác phẩm nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên dịch một tác phẩm huyền linh học là một việc làm rất khó…

Trước đây Nguyễn Hữu Kiệt rất thành công trong việc chuyển tải các tác phẩm kể chuyện của các bậc đạo sư hay Yogi. Văn của Ông lưu loát, chuẩn xác. Những tác phẩm Ông chọn dịch cũng dễ hiểu, hấp dẫn, do đó những dịch phẩm của Ông luôn luôn nằm trong top đầu sách được đọc và download, dù đã trải qua bao năm tháng.

A.A. Bailey

ALICE ANN BAILEY nhũ danh là ALICE Latrobe Boteman, sinh ngày 16-6-1880 tại Manchester Anh Quốc, con một kỹ nghệ gia, chủ nhân một trong những xí nghiệp to lớn nhất tại Anh, thuộc dòng quí phái có tước vị của triều đình Anh.

Bà sinh trưởng trong một gia đình Thiên-chúa giáo với những quan niệm chính thống, cổ hủ, hẹp hòi.

Các tác phẩm của Đức D.K

Trong tháng Mười Một năm 1919, tôi tiếp xúc với A.A.B. (Alice A. Bailey) và yêu cầu bà giúp tôi bằng cách viết ra cũng như lo việc xuất bản một số sách — theo trình tự phổ truyền chân lý — đã đến lúc cần được cho ra. Lập tức bà từ chối, vì bà không hề có thiện cảm với những cái gọi là các tác phẩm huyền bí đang tràn ngập, chúng được đưa ra cho công chúng từ nhiều nhóm huyền bí khác nhau, họ không có kinh nghiệm viết sách dành cho công chúng. Hơn nữa, bà cũng hoàn toàn không thích mọi hình thức viết sách bằng thần thông và những việc làm bằng thần thông. Sau đó, bà đã đổi ý khi tôi giải thích cho bà hiểu rằng sự liên hệ bằng thần giao cách cảm (viễn cảm) là một điều đã được chứng minh và là một vấn đề đang được giới khoa học quan tâm nghiên cứu; rằng bà không phải là người có thần nhĩ hay có thần nhãn và sẽ không bao giờ trở thành một người như vậy; và (trên hết mọi sự) việc trắc nghiệm, đánh giá chân lý là ở chính nơi chân lý mà thôi.

Đường đạo trong kỷ nguyên mới quyển I – Nguyễn Hữu Kiệt dịch

Bản dịch “Đường đạo trong kỷ nguyên mới” quyển I do dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt dịch vào những năm 1976-1977 và được đánh máy phổ biến hạn chế trong vòng hội viên quen biết của hội Theosophia Việt Nam. Những người yêu thích Minh triết Thiêng Liêng lại một lần nữa cám ơn Ông vì những gì Ông đã làm: chuyển tải các tác phẩm Huyền môn nổi tiếng của thế giới sang tiếng Việt, với một lối dịch thanh thoát, khúc triết.