Đường Đạo

Đôi khi bạn tự hỏi làm thế nào để chúng ta có thể bước vào đường đạo, được làm đệ tử Chân sư? Lập hạnh (character building), sửa mình (ví dụ như theo quyển “Dưới Chân Thầy” …), phụng sự nhân loại … có đủ mang ta đến cửa đạo hay không? Các bước mà người học đạo cần noi theo là như thế nào?

Luân xa (Phần XVIII) – Điểm đạo (tiếp theo)

Trong quyển sách đầu tiên của đức D.K (viết qua trung gian của bà A.A. Bailey)– quyển Điểm đạo trong Nhân loại và Thái dương hệ–Ngài tiết lộ cho thế gian những sự thật huyền nhiệm của các lễ điểm đạo, về Thánh đoàn, về con đường đệ tử. Chủ yếu chính của quyển sách là nhằm đính chính lại những sai lạc phổ biến trước đó và cung cấp cho công chúng một cái nhìn đúng đắn về Thánh đoàn. Trước đó Bà H.P. Blavatsky có tiết lộ cho thế gian biết về Thánh đoàn nhưng, như lời Ngài nói, Bà trình bày không mạch lạc và không theo một trình tự nào cả.

Luân xa (Phần XVII) – Điểm đạo

Điểm đạo là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm, bởi vì chỉ khi nào chúng ta vượt qua nó chúng ta mới khả dĩ viết về nó được. Hội Thần Triết từng bị đức D.K phê phán vì những tuyên bố đầy ảo tưởng về các điểm đạo đồ của mình. Ngài nói không một điểm đạo đồ (initiate) thực sự nào lại được phép tự nhận mình như thế trước công chúng. Quả vị của mỗi điểm đạo đồ phải được minh chứng trong thực tiển, trong các việc làm hằng ngày, trong ảnh hưởng mà y thể hiện lên thế giới xung quanh. Nó phải được thể hiện bằng một cuộc đời phụng sự hiến dâng, vô kỷ. Và điều quan trọng cần nhớ là các điểm đạo đồ không chỉ hiện diện trong giới tâm linh, các nhà huyền linh học, mà họ hiện diện trong mọi lãnh vực của cuộc sống…

Nhà huyền bí học Michael D. Robbins

Michael D. Robbins sinh năm 1943 ở Mĩ. Gia đình ông vốn thuộc gốc Do Thái sinh sống ở Nga, ông bà nội di cư đến Mĩ trong là sóng di cư của người Do Thái những năm 1885-1905. Thuở nhỏ Ông chỉ chuyên tâm học hỏi âm nhạc, không quan tâm mấy đến tôn giáo của gia đình ông. Ông hoài nghi tôn giáo và thấy trong đó chỉ những điều vô nghĩa. Ông nói tuổi thơ của ông đắm mình trong âm nhạc. Ông say sưa với âm nhạc của Tchaikovsky, Berlioz, Mozart, và Beethoven. Ông học rất nhiều nhạc cụ: piano, viola, guitar, và cuối cùng là ca nhạc, điều khiển dàn nhạc thính phòng và giao hưởng. Ông nói đó có lẽ là sự nối tiếp của khuynh hướng kiếp trước, ảnh hưởng nặng của cung 4, cung của sự Hòa hợp trong Xung khắc.

Nhà huyền bí học Douglas M. Baker

Douglas M. Baker sinh ngày 31 tháng 12 năm 1922 tại Anh, nhưng lớn lên tại Nam Phi. Ông từng phục vụ trong quân đội Anh trong chiến tranh thế giới thứ 2 và hai lần bị thương nặng. Ông tốt nghiệp đại học ngành Nghệ thuật và Nhân Văn tại Nam Phi. Sau đó Ông học thêm Y khoa và tốt nghiệp ngày y tại trường Sheffield University năm 1964, lúc Ông đã khá lớn tuổi (42 tuổi). Việc Ông theo học ngày y khoạ theo lời Ông kể là tuân theo ý muốn của Chân sư của Ông. Học y khoa giúp Ông hiểu biết nhiều về y khoa hiện đại, nhờ đó Ông viết khá nhiều về chữa bệnh nội môn (Esoteric Healing). Ông là một trong số ít ỏi các nhà huyền bí học có hiểu biết sâu rộng về y học hiện đại, nhờ đó kết hợp giảng dạy giáo lý huyền môn với khoa học. Các tác phẩm về chữa bệnh nội môn của Ông bao gồm Esoteric Healing, I và II, Esoteric Anatomy I, II, và III, Bach Flower Remedy I và II.

Luân xa (Phần XVI) – Phương pháp thở (Pranayama)

Trong tám pháp môn của Raja Yoga, Pranayama đứng ở vị trí thứ tư sau Asana. Pranayama có nghĩa là phương pháp kiểm soát Prana, năng lượng của vũ trụ. Tuy rằng Patanjali không đề cao quá mức Pranayama trong Yoga Sutra của mình, nhưng Ông khuyến cáo việc nên điều hòa hơi thở trước khi tham thiền qua các chu kỳ hít vào, nín thở, và thở ra. Hầu hết chúng ta không ý thức được rằng có một mối quan hệ mật thiết giữa tâm trí và hơi thở. Khi chúng ta thở hổn hển, ngắt quãng, không điều hòa thì tâm trí ta cũng bất an, và ngược lại, khi chúng ta lo sợ, giận dữ hơi thở ta cũng thiếu an tịnh. Hơn thế nữa, đức D.K dạy chúng ta rằng “đừng có ai đó nghi ngờ về hiệu quả của các bài tập thở lên thể sinh lực (dĩ thái) của chúng ta. Cũng giống như ăn và uống ảnh hưởng một cách chắc chắn trong việc kiến tạo hay phá hủy xác thân, phương pháp thở cũng tạo ra những hiệu quả mạnh mẽ lên thể dĩ thái nếu thực hiện trong một thời gian đủ dài.”

Luân xa (Phần XV) – Kỹ thuật hình dung (visualisation)

Trong các bài tham thiền mà Chân sư D.K giảng dạy cho các đệ tử, việc hình dung (visualization) giữ một vai trò trọng yếu trong việc thực hiện thành công các bài tham thiền, vì “năng lượng đi theo tư tưởng”. Ngài nói rằng trong các trường tham thiền nội môn tương lai, việc hình dung sẽ là một trong các kỹ thuật cơ bản được giảng dạy cho các đệ tử. Nó là bước đầu tiên trong việc điều khiển năng lượng (direct energy). Khi người đạo sinh đã thuần thục kỹ thuật hình dung y sẽ dễ dàng áp dụng nó trong các bài tham thiền khác như tham thiền kiến tạo đường antahkarana nối liền giữa phàm ngã và chơn ngã, tham thiền trong việc chữa bệnh hoặc khai mở các luân xa.

Luân xa (phần XIV) – luồng xà hoả Kundalini

Kundalini, còn gọi là luồng hoả hầu, xà hỏa (serpent fire) … là năng lượng của Ngôi Ba thượng đế, Nó là luồng lửa của vật chất (fire of matter). Trong một người bình thường Kundalini nằm ngũ yên tại luân xa đáy cột sống. Nói nó ngũ yên chỉ đúng một phần nào, vì thật ra nó có những chu kỳ hoạt động và thức tỉnh. Đức D.K dạy rằng trong con người bình thường, một phần ba năng lượng của nó đã thức tỉnh và đi lên theo một trong ba vận hà (channel) dọc theo cột sống, hai phần ba năng lượng của nó vẫn nằm yên và dùng để nuôi dưỡng các luân xa thấp, các cơ quan sinh dục.

Thư mời tham dự học của Trường Morya Federation

Trường Morya Federation School of Meditation, Study, and Service có gởi thư mời các bạn mộ đạo quan tâm học hỏi về Huyền Linh học tham dự các khoá học của Trường. Trường giảng dạy online, miễn phí, bằng tiếng Anh theo chương trình mà Đức D.K đưa ra trong quyển sách Thư về Tham Thiền Huyền Linh. Bạn đọc quan tâm có thể đọc thư sau đây và tìm hiểu trên website của trường.

Về vấn đề dịch sách Huyền linh học

Bạn đọc người Việt yêu thích tâm linh hằng mong ước được đọc những bản dịch của các tác phẩm nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên dịch một tác phẩm huyền linh học là một việc làm rất khó…

Trước đây Nguyễn Hữu Kiệt rất thành công trong việc chuyển tải các tác phẩm kể chuyện của các bậc đạo sư hay Yogi. Văn của Ông lưu loát, chuẩn xác. Những tác phẩm Ông chọn dịch cũng dễ hiểu, hấp dẫn, do đó những dịch phẩm của Ông luôn luôn nằm trong top đầu sách được đọc và download, dù đã trải qua bao năm tháng.